Giải quyết thế nào khi người mua nhà không đủ khả năng thanh toán theo tiến độ?

giai quyet the nao khi nguoi mua nha khong du kha nang thanh toan theo tien do 655f60bbf2ae2

Kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản ảm đạm, không ít khách hàng và nhà đầu tư mua nhà đất hình thành trong tương lai (đóng theo tiến độ) rơi vào tình cảnh mất thanh khoản, hụt nguồn vốn, khó tiếp tục việc thanh toán tiền theo tiến độ như hợp đồng đã ký.

Nhiều người gần như bế tắc vì không dễ chuyển nhượng hợp đồng cho người khác hoặc thanh lý hợp đồng và yêu cầu chủ đầu tư trả lại tiền sao cho ít thiệt hại nhất có thể.

Theo một số người có kinh nghiệm trong đầu tư bất động sản, khách hàng không dễ hủy hợp đồng mà tiền đòi lại đủ tiền như đã đóng nếu chủ đầu tư làm đúng cam kết ban đầu. Tuy nhiên, các hợp đồng dân sự, hai bên vẫn có thể thỏa thuận dựa trên thiện chí của hai bên.

Vậy làm sao để thỏa thuận với chủ đầu tư tốt nhất, hạn chế mất tiền?

Giải quyết thế nào khi người mua nhà không đủ khả năng thanh toán theo tiến độ? - Ảnh 1.

Nhà ở hình thành trong tương

Theo Luật sư Đặng Hoàng Mỹ, Giám đốc Công ty Luật Đặng Hoàn Mỹ (Đoàn Luật sư TP HCM), thì dù thị trường bất động sản khó khăn hay thuận lợi vẫn có trường hợp khách hàng không thanh toán tiền mua căn hộ đúng cam kết. Thế nên thường các chủ đầu tư sẽ đưa vào thỏa thuận trong hợp đồng những nội dung cần thiết để thanh toán hợp đồng.

Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho khách hàng và cho cả chủ đầu tư, một số doanh nghiệp cho phép khách hàng giãn tiến độ, kéo dài thời gian thanh toán đợt tiếp theo thời gian khoảng 3-6 tháng. Với trường hợp này, khách hàng phải bảo đảm tài chính cho thời gian tới để chủ động ra quyết định.

Phương án tiếp theo là tùy theo khả năng, năng lực của khách mà chủ đầu tư đổi sang sản phẩm khác giá tiền thấp hơn, phù hợp với khả năng của khách hàng hơn. Việc này vừa giúp chủ đầu tư không phải hoàn trả tiền mà khách hàng cũng không gánh nặng khả năng thanh toán cho các đợt tiếp thao.

Nếu 2 cách trên mà khách mua nhà vẫn không có tiền thanh toán, khách hàng có thể chọn phương án 3, đưa bất động sản này ra bán lại cho khách hàng khác. Với cách này, chủ đầu tư phải có thiện chí bán và khách hàng phải chịu chi phí marketing, tiền hoa hồng môi giới …

Còn với các hợp đồng mà chủ đầu tư vi phạm hợp đồng, pháp lý dự án chưa hoàn chỉnh, không triển khai dự án đúng theo tiến độ, không có khả năng tài chính triển khai tiếp dự án… lúc này việc thỏa thuận sẽ theo hướng có lợi cho người mua.

Mặc dù vậy, khách hàng cũng không thể đòi tiền ngay vì chủ đầu tư sẽ khó thanh toán, hoàn trả đúng số tiền cho khách vì bản thân họ cũng đang gặp khó khăn.

Cuối cùng là thỏa thuận giữa hai bên, thiện chí thế nào, trách nhiệm ra sao… để các bên không xảy ra tranh chấp, thiệt hại đáng kể.