Theo đó, phát triển tín dụng xanh trở thành yêu cầu và xu hướng mạnh mẽ trên toàn cầu; tín dụng xanh trở thành một trong những trụ cột chính của hệ thống tài chính xanh. Chủ đề này được nhiều quốc gia quan tâm.
“Tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu”
Ngày 2/12 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại COP 28, trong đó khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (World Bank), từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư bổ sung 368 tỷ USD, tương đương khoảng 6,8% GDP mỗi năm, cho lộ trình chống chịu và lộ trình phát thải ròng bằng 0.
Thống kê cho thấy, tài chính khí hậu ở Việt Nam vẫn ở giai đoạn sơ khởi (năm 2020, tài chính khí hậu chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam – hoặc khoảng 0,2% GDP), từ đó cho thấy nhiều cơ hội đối với các tổ chức tín dụng để tìm hiểu và khai thác các sản phẩm tài chính khí hậu trong thời gian tới.
Tại một diễn đàn gần đây, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu, là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới. Việt Nam là một trong những quốc gia đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường và chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, đời sống của người dân.
Phó thống đốc Phạm Thanh Hà nhấn mạnh, ngành ngân hàng là kênh cung ứng tài chính quan trọng của nền kinh tế, và luôn xác định vai trò, trách nhiệm trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư cho mục tiêu phát triển bền vững.
Các số liệu mới nhất cho thấy, giai đoạn 2017-2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm. Đến ngày 30/6/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt gần 530 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong số 12 lĩnh vực xanh NHNN hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm 45%) và nông nghiệp xanh (31%).
Gần đây, nhiều ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh tín dụng xanh, đồng thời cam kết sẽ tăng nguồn vốn cho các lĩnh vực thân thiện môi trường, nên quy mô và tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh của hệ thống ngân hàng Việt thời gian tới dự báo sẽ mở rộng và tăng trưởng tích cực hơn nữa.
Tiên phong “trách nhiệm xanh”
Trách nhiệm với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, HDBank là một trong những NHTM tiên phong trong việc ban hành chính sách về cấp tín dụng xanh, bảo vệ môi trường và xã hội; đồng thời tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu dành cho cán bộ, nhân viên về thẩm định rủi ro môi trường và xã hội trong quy trình cấp tín dụng, cũng như tăng cường hoạt động tư vấn và đồng hành cùng khách hàng.
Trong hoạt động, HDBank đã sớm cam kết triển khai các giải pháp giảm thiểu phát thải carbon từ nhiều năm trước, thông qua các hành động thiết thực, như tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát thải khí nhà kính đến cán bộ nhân viên và trong tham gia truyền thông với cộng đồng.
Về tín dụng xanh, đến năm 2022, HDBank đã giải ngân hơn 11.000 tỷ đồng cho các dự án chuyển đổi xanh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bên cạnh việc tập trung nguồn vốn và phát triển các sản phẩm tài chính dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), đặc biệt với doanh nghiệp SME do phụ nữ làm chủ.
Về thị trường tín chỉ carbon, HDBank xác định tín chỉ carbon sẽ là hàng hóa đặc thù trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Khi khung pháp lý đối với thị trường này hoàn chỉnh và việc vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2025 được thực hiện như định hướng của Chính phủ, HDBank sẽ nghiên cứu để chủ động, sẵn sàng các giải pháp hỗ trợ người dân cũng như các doanh nghiệp tham gia thị trường này.
Những kết quả ban đầu ấn tượng
Với tín dụng xanh, những năm qua HDBank đã nhận được sự hậu thuẫn lớn về nguồn vốn cũng như tư vấn chuyên sâu từ các định chế tài chính quốc tế uy tín, như Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Định chế Tài chính Phát triển thuộc NH Tái thiết KFW của Đức (DEG), Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco), cùng các chương trình của NH Phát triển châu Á (ADB) và NH Thế giới (WB).
Quá trình hợp tác này không ngừng được mở rộng, cùng các hạn mức tài trợ liên quan được nâng cao đã khẳng định uy tín và vai trò của HDBank trên thị trường, cũng như trong việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững cho tương lai, trách nhiệm với cộng đồng.
Hướng tới “xanh hóa” hoạt động ngân hàng, trách nhiệm đối với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, HDBank ghi dấu ấn bằng một loạt những giải thưởng lớn trong và ngoài nước về Phát triển bền vững. Điển hình như năm 2019, HDBank trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam nhận giải thưởng Ngân hàng xanh – “Green Deal Award” từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Hay trong năm 2023, HDBank tiếp tục được ghi nhận ở giải thưởng Ngân hàng phát triển bền vững nhất Việt Nam do Global banking & Finance Awards 2023 của Anh vinh danh.
Tại Lễ trao giải CSI100 2023 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 13/12 vừa qua, HDBank cũng chính là thành viên nổi bật trong danh sách Top 100 doanh nghiệp bền vững hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ tại Việt Nam năm 2023. Theo đó, năm 2023, HDBank đã đáp ứng đầy đủ 130 chỉ tiêu của Bộ chỉ số Doanh nghiệp Bền vững (CSI) để nhận được danh hiệu này trong 5 năm liên tiếp .
Tiên phong áp dụng các tiêu chuẩn ESG về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp, năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của HDBank không ngừng nâng cao với chuỗi tăng trưởng liền mạch 10 năm qua, chuẩn mực Basel III đã được triển khai toàn diện, có thể nói HDBank đang sở hữu những nền tảng dày dặn và đầy lợi thế để phát triển bền vững trong top đầu hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay và trong tương lai.